Tìm hiểu nguồn gốc chó Corgi, đặc điểm, cách nuôi, giá bán

Diễn Đàn Thú Cưng

Diễn Đàn Thú Cưng
Tham gia
14/5/24
Bài viết
1,006
Reaction score
999
Những tín đồ “nghiện cún” chắc hẳn không còn lạ lẫm với Corgi - chú chó nổi tiếng có ngoại hình tròn trịa, đáng yêu và thân thiện, gần gũi. Thân hình nhỏ nhắn, nét mặt ngây thơ của chú đốn gục biết bao trái tim. Corgi là giống chó thế nào mà lại được ưu ái và yêu quý nhiều như vậy? Cùng Diễn Đàn Thú Cưng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nếu bạn đang muốn sở hữu một em cún thì Corgi chính là lựa chọn rất xứng đáng. Em cún có ngoại hình xinh xắn mà tính cách cũng vô cùng đáng yêu.
Thế nhưng để tìm một em Corgi thuần chủng và khỏe mạnh thì khó khăn hơn khi hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh chó nên dễ gây hoang mang cho khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản quan trọng về Corgi để có thể cân nhắc rước ngay một em về nhà.

1. Tìm hiểu về giống chó Corgi​

Nguồn gốc chó Corgi

Tên đầy đủ của Corgi là Pembroke Welsh Corgi, theo tiếng Wales dịch ra nghĩa là “chú chó lùn” (“cor” là lùn, “gi” là chó). Tên gọi đã nói lên hình dáng bên ngoài của chó Corgi: Lùn lùn, tròn tròn và rất dễ thương. Theo truyền thuyết thì Corgi chính là món quà từ nàng tiên rừng - người đặt bớt trên lông của chúng.
Các nhà nghiên cứu trong nhiều tài liệu lưu trữ cho rằng giống chó Corgi đã tồn tại khoảng 3000 năm. Sự xuất hiện của chú Corgi đầu tiên được ghi nhận tại xứ Wales. Chú chó này có khả năng được phát triển từ giống chó trong thời kỳ tiền Viking ở Thụy Điển có tên Vallhund.
Nguồn gốc của chó Corgi
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy Corgi có những nét giống với một số giống chó họ hàng với nó như Alaska, Samoyed hay một số giống chó ở Bắc Âu.
Bạn biết không, sự thật thú vị là loài vật nhỏ bé và “lùn” như Corgi lại được sử dụng vào hoạt động chăn gia súc đấy. Nghe hơi vô lý nhỉ nhưng thực ra lại hợp lý không tưởng.
Bốn chân của Corgi rất ngắn và thấp nên sẽ là lợi thế bởi Corgi sẽ không dễ dàng nhận những cú đá hậu nguy hiểm của các loài gia súc lớn. Nếu có gia súc bị lạc khi đi chăn, Corgi sẽ nhanh chóng cắn vào chân cho chúng nhận ra và quay về đàn.
Khi hoạt động chăn nuôi gia súc không còn phổ biến ở Châu Âu như trước nữa thì Corgi cũng ít được sử dụng cho mục đích này. Thế nhưng sự thông minh và ngoại hình đáng yêu của chúng đã thu hút rất nhiều gia đình nhận nuôi và coi Corgi như một người bạn, thành viên trong gia đình.
Ở Việt Nam chó Corgi chỉ được đưa về từ khoảng 2010 nhưng đã nhanh chóng làm “khuynh đảo” và tạo ra “cơn sốt” trong giới thú cưng và những người “nghiện chó” cực kỳ yêu thích.

Phân loại chó Corgi

Pembroke Corrgi
Pembroke Corrgi có nguồn gốc từ giống chó chiếc đuôi rất ngắn (cộc đuôi). Hầu hết giống Pembroke được sinh ra đều không có đuôi. Nếu sinh ra có đuôi thì khi được 2-5 ngày tuổi sẽ được cắt đuôi.
Pembroke cao khoảng 25 - 30 cm và nặng khoảng 13 kg. Giống này có thân dài, đuôi ngắn và tai vểnh nhọn. Corgi có thân hình gần giống với giống to lớn nhưng chân ngắn. Khi nuôi bạn cần kiểm soát khẩu phần và tập thể dục của những chú chó này.
Pembroke Corrgi
Cardigan Welsh Corgi
Cardigan Welsh Corgi là một giống có chiều cao khiên tốn, thân dài với đôi tai lớn, dựng đứng. Đuôi cụp xuống so với dòng Pembroke không có đuôi. Giống này trông nặng hơn giống Pembroke. Tai to và chân tròn giống Pembroke.
Bộ lông của những chú chó thường có màu nâu, xanh lá chim két, nâu vàng nhạt, đen và nấu đốm,...Cardigan Welsh Corgi là một giống chó rất thông minh, biết nghe lời và bảo vệ chủ. Chúng bình tĩnh, trung thành và tình cảm, nhưng rất cảnh giác với người lạ.
Cardigan Welsh Corgi

Các màu lông chó Corgi phổ biến

Corgi có nhiều màu lông đẹp, bao gồm 5 màu cơ bản: đỏ, đen, xanh lam, sable và vện. Bốn màu của Pembroke Welsh Corgi là đỏ, ba màu đầu đỏ, ba màu đầu đen, sable. Cardigan Welsh Corgi có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm merle, màu vện, màu đen, màu đỏ và màu sable.
Các màu lông Corgi phổ biến

Đặc điểm ngoại hình chó Corgi

Chó corgi chân ngắn có đôi tai hình tam giác dựng đứng. Tai và khuôn mặt của corgi khá cân đối. Corgi có chiếc mũi dài và nhọn, đôi mắt to tròn, miệng và cằm nhỏ nhưng rất sắc sảo. Corgis thường được gọi là chó cáo vì chúng trông giống như cáo.

Đặc điểm tính cách

Corgi rất thông minh. Chúng nằm trong danh sách 11 giống chó thông minh nhất trên thế giới. Corgi thông minh, nhưng đôi khi bướng bỉnh. Có thể đôi khi những chú chó sẽ cố ý không làm theo ý bạn.
Corgi cũng là một người bạn rất trung thành, rất thân thiện và rất thích trẻ em. Tuy nhiên, Corgi rất hiếu động và ít khi ngồi yên. Đừng để chúng chơi với những đứa trẻ còn quá nhỏ. Bạn nên cho Corgi ra ngoài chơi thường xuyên, cho chúng chạy nhảy và nô đùa để giải phóng năng lượng.
Đặc điểm tính cách Corgi

Lý do nên nuôi chó Corgi

Corgi rất tình cảm và trung thành với chủ. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một chú chó đồng hành thì Corgi chính là sự lựa chọn tốt nhất. Chúng rất thân thiện với mọi người xung quanh. Nếu bạn đang tìm kiếm chú chó để nuôi khi nhà có con nhỏ thì Corgi vô cùng thích hợp. Corgi rất thích chơi với trẻ em và tỏ ra rất quan tâm đến trẻ nhỏ.
Corgi luôn có những hành động và biểu cảm rất đáng yêu và dễ thương. Nhờ đó mà gia đình bạn tràn ngập tiếng cười và luôn có người bên cạnh bầu bạn.
Lý do nên nuôi Corgi

2. Cách nuôi chó Corgi

Thức ăn của chó Corgi

Thực phẩm cung cấp protein và chất béo: Thịt bò, thịt gà, thịt heo,... nhưng lưu ý là Corgi rất dễ béo phì nên bạn không nên bổ sung quá nhiều chất béo cho chúng. Chỉ cho Corgi ăn thịt là đủ rồi.
Thực phẩm bổ sung chất xơ: Cà rốt, bông cải…
Thực phẩm chứa tinh bột: Khoai tây, khoai lang, cơm…
Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất: Các loại raucủ, cá, ngêu, ốc…
Nên bổ sung cả trái cây vào khẩu phần ăn của Corgi để cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Thức ăn của Corgi

Cách chăm sóc, vệ sinh chó Corgi

Corgi vốn là loài chó thích nghi với môi trường lạnh và nhiệt độ thấp nên khi về Việt Nam, Corgi sẽ cần thời gian thích nghi với khí hậu nóng ẩm. Môi trường sống lý tưởng và để Corgi luôn khỏe mạnh là ở 20-25 độ C.
Khi trời nóng, bạn có thể cân nhắc đưa chúng vào trong phòng có điều hòa và cho ra ngoài khi nhiệt độ dễ chịu (sáng sớm hoặc tối).
Chó Corgi
Corgi thích vui đùa và chạy nhảy ở những nơi rộng rãi. Vì vậy hãy chú ý để Corgi có không gian vui chơi phù hợp như sân rộng, công viên hay đi dạo trên phố. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe cún cưng mà còn làm tinh thần chúng thoải mái, vui vẻ hơn nhiều.

Các vấn đề về sức khoẻ chó Corgi thường gặp

  • Béo phì: Đây là bệnh lí thường gặp ở giống chó chân lùn. Bạn nên cho chúng vận động thường xuyên để tránhbéo phì và đừng cho chúng ăn quá nhiều. Hãy nên có một chế độ ăn uống hợp lý dành cho những chú Corgi.
  • Rụng lông: Corgi dễ rụng lông vì có bộ lông rất dày. Đôi khi do nhiệt độ bên ngoài cao. Ngoài ra, có thể do ký sinh trùng, nấm mốc, dị ứng thức ăn,…
  • Bị sốc nhiệt: Corgi là giống chó xứ lạnh không thật sự thích nghi được với khí hậu nắng nóng tại Việt Nam. Có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, nôn mửa, chảy máu cam,… nghiêm trọng hơn là bất tỉnh, mất nhận thức hoàn toàn.
  • Bệnh xương khớp: Các xương khớp yếu dần do phải chịu đựng sức nặng cơ thể mập tròn của Corgi. Corgi sẽ hay bị mỏi, đau chân và gây ra bệnh xương khớp
Chó Corgi

Lưu ý khi nuôi chó Corgi

Ngoài môi trường sống, chế độ ăn cũng là điều rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của những chú Corgi. Tương tự như bất cứ loài nào khác, Corgi chỉ có thể phát triển toàn diện nếu chúng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, chất béo, vitamin, protein, khoáng chất…
Corgi ăn được đồ ăn xay hoặc xé nhỏ. Bạn có thể quan sát thói quen ăn uống của chú chó nhà mình để điều chỉnh khẩu vị và lượng thức ăn cho chó phù hợp.
Corgi rất dễ bị béo phì nên bạn phải thường xuyên cho chúng vận động. Bạn nên để Corgi ra ngoài mỗi ngày, cho chúng chạy nhảy, nô đùa, vui chơi để rèn luyện thân thể và làm chúng thấy thoải mái hơn.
Chế độ vận động
Vì tập tính đi chăn gia súc nên Corgi rất thích đuổi theo xe máy, xe đạp, ô tô hoặc các chú cún khác. Bạn hãy cẩn thận và chuẩn bị dây xích nếu dẫn chúng ra ngoài nhé!
Ngoài ra bạn cần cho Corgi tiêm phòng đúng cách và đầy đủ. Khi tiêm ngừa đúng, Corig sẽ tránh được nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài ra nếu bé có nhiễm bệnh (Care, Parvo, Corona,…) thì khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn những bé Corgi không được tiêm ngừa Vacxin đầy đủ.

3. Kinh nghiệm mua chó Corgi​

Bảng giá chó Corgi

Giá bán Corgi được quyết định bởi nguồn gốc xuất xứ. Nguồn cung Corgi hiện nay gồm 2 nguồn là chó nhân giống trong nước và chó Corgi nhập khẩu từ nước ngoài.
Corgi sinh ra tại Việt Nam, thuần chủng, có bố mẹ đều là chó nội và giấy tờ chứng nhận đầy đủ, có xác mình của chủ sở hữu thì có giá từ 8-10 triệu đồng. Loại chó này có đặc điểm nổi trội là thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, giá thành ở mức này cũng hợp lý và được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Corgi sinh sản trong nước và giấy VKA (tài liệu giúp chúng ta theo dõi những cá thể chó thuần chủng) cấp bởi Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam có giá cao hơn từ 12-14 triệu. Giá sẽ dao động tùy vào gia phả chó bố mẹ. Lý do là vì để được VKA xét duyệt là cả quá trình lâu dài và nghiêm ngặt.
Chó Corgi
Chó Corgi nhập khẩu sẽ đắt hơn chó sinh trong nước. Corgi nhập từ các trại chó bản địa của Thái Lan giá dao động từ 25-30 triệu với chó có giấy FCI (giống giấy VKA của Việt Nam). Giống Corgi xịn và mắc nhất là giống nhập từ Châu Âu. Mỗi bé Corgi khi tới tay khách hàng ở mức giá 2000$-2500$ cho cả phí vận chuyển.

Lưu ý khi mua chó Corgi

Trước khi nhận mua Corgi, bạn hãy đảm bảo rằng bạn đang mua từ một nhà cung cấp có uy tín, quan tâm sức khỏe của Corgi và đã được chăm sóc cẩn thận. Khi mua Corgi bạn cần quan tâm đến nguồn gốc, độ thuần chủng, màu lông, gene, giấy tờ và chú chó đã được tiêm phòng đầy đủ hay chưa.

Nếu may mắn sở hữu một chú Corgi, bạn hãy chăm sóc sức khỏe và bảo vệ thật tốt em cún của mình bằng chế độ dinh dưỡng và vui chơi an toàn, hợp lý nhé. Chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc bên những chú cún cưng của mình.

Diễn Đàn Thú Cưng đã cùng bạn tìm hiểu rất nhiều điều về chó Corgi chân ngắn đáng yêu siêu cấp. Corgi đã chiếm được tình cảm của con người từ rất lâu và ngày được con người nâng niu, yêu mến.
 
Top Bottom